Alice’s Adventures in Wonderland – Lewis Caroll

Photobucket

Alice’s Adventures in Wonderland.

Tác giả: Lewis Carol

Thể loại: fantasy, absurdity, truyện thiếu nhi.

Ngôn ngữ: tiếng Anh

Có nhiều điều đặc biệt về Alice in Wonderland. Điều thứ nhất, tác giả của nó là một nhà toán học. Điều thứ hai: nó là một trong những câu chuyện thiếu nhi được đọc nhiều và mến mộ nhất, mặc dầu nội dung của nó hoàn toàn mù mờ và, theo cách nói của nhiều người, hoàn toàn ngớ ngẩn.

Cốt truyện của Alice in wonderland đại khái có thể tóm tắt như sau: Một ngày đẹp trời, cô bé Alice đuổi theo một con thỏ đeo đồng hồ mặc áo vét (lạy chúa, một con thỏ đeo đồng hồ và mặc áo vét!!!) rơi xuống một hang thỏ dẫn đến thế giới khác, nơi đây cô bé gặp biết bao chuyện kì quặc, cái sau kì quặc hơn cái trước, kì quặc đến ngớ ngẩn. Những sinh vật kì quặc cư xử thô lỗ, một con mèo với nụ cười bí hiểm, một Queen Heart đòi chém đầu người ngay tức khắc. Những tình tiết của câu chuyện là không thể đoán trước được, và những trò chơi chữ, những bài hát nhại, những cử chỉ ngớ ngẩn trong nguyên tác khiến người đọc cười lăn lộn từ trang này sang trang khác. Tôi hiện chưa tìm được bản dịch đầy đủ nào của cuốn sách này, có lẽ do cái lối chơi chữ ấy, nhưng chính vì cái lối chơi chữ ấy mà tôi nghĩ bạn nên đọc nguyên tác.

Thế thì sức hút của câu chuyện này là ở chỗ nào? Tôi nghĩ chúng ta nên đặt câu chuyện này vào hoàn cảnh Lewis kể nó, và biết đâu sẽ lý giải được sức hút khó hiểu của nó. Hãy tưởng tượng một buổi chiều tháng 7 năm 1862, Lewis Caroll, hay giáo sư Dodsgon, ngồi trước mặt ba vị khách bé nhỏ xinh xắn: ba cô con gái con đồng nghiệp, và những đứa trẻ ấy đang đòi một câu chuyện. “Được rồi, chúng ta hãy xem nào…” Vị giáo sư nói, và câu chuyện về cô bé Alice bắt đầu…

Trong mỗi chúng ta, tôi nghĩ đều có một đứa trẻ như những cô bé ấy. Một đứa trẻ tròn xoe mắt nghe những câu chuyện về một thế giới khác, một câu chuyện kiểu nghìn lẻ một đêm mà em không đoán được chuyện gì sắp xảy ra, mọi điều xảy ra đều thật ngộ nghĩnh và bất ngờ, khi em chưa kịp hết bất ngờ thì điều tiếp theo đã xảy ra, còn kì thú hơn trước. Thực sự khi đọc câu chuyện này tôi tưởng như ngồi trước mặt một người kể chuyện có đôi mắt tinh nghịch, giọng kể đùa bỡn và hấp dẫn.

Và cô bé nhân vật chính, Alice ấy, mới giống ta làm sao! Giống cái cách ta thường nói chuyện một mình và “giả bộ” làm hai người khi còn nhỏ. (Tôi không biết bạn có như thế không, nhưng tôi và những người quanh tôi thì vậy). Cô bé ấy rơi vào một thế giới nơi mọi chuyện đều thay đổi, cả bản thân cô cũng co lại phình ra bao nhiêu lần, nhưng tính cách và cách cư xử của cô bé ấy không đổi. Cô bé cố gắng suy xét lý lẽ trong thế giới mọi trật tự đều đảo lộn, và cư xử lịch thiệp lúc mọi người đều thô lỗ. Lúc bước vào thế giới người lớn, tôi nghĩ nhiều khi chúng ta cũng giống như Alice rơi xuống hang thỏ, còn cư xử được như cô bé ấy không thì còn tuỳ mỗi người.

Có bao nhiêu cách để lý giải câu chuyện này? Có người đã bảo nó ám chỉ đến chính trị, và đặc biệt là “cuộc chiến hoa hồng”, nói cách khác, một sự giễu nhại về chính trị. Cách lý giải nào cũng không sai, bởi cách viết khá mở của câu chuyện mở cửa cho mọi sự lý giải. Và nhiều người đã xếp nó vào thể loại “absurdity” văn chương ngớ ngẩn, phải chăng nó cũng giễu nhại cả thói quen của người lớn gán cho mọi câu chuyện thiếu nhi một ý nghĩa nào đó?

`You’re thinking about something, my dear, and that makes you forget to talk.  I can’t tell you just now what the moral of that is, but I shall remember it in a bit.’

`Perhaps it hasn’t one,’ Alice ventured to remark.

`Tut, tut, child!’ said the Duchess.  `Everything’s got a moral, if only you can find it.’

“Everything’s got a moral?”

Chỉ có Lewis và bạn quyết định được, câu này là lời đùa cợt hay thông điệp ngầm.

Link

    • Pi
    • April 1st, 2010

    Alice không phải là một bộ truyện giành cho trẻ con :)

    CŨng giống như Hoàng tử bé vậy, Alice là bức thông điệp giành cho người lớn. Xã hội của Alice là một xã hội Anh đầy tha hoá, và hình ảnh 2 bà nữ hoàng tượng trưng cho 2 kiểu người phổ biến trong xã hội.

    Nếu nữ hoàng đỏ tượng trưng cho dạng người xấu xa dễ nhận thấy thì nữ hoàng trắng lại là sự dối gạt tinh tế. Cách tác giả xây dựng hai bà nhân vật này, cùng với một loạt nhân vật khác, mà tớ thì ấn tượng ông Mad Hatter đều cho thấy rằng ông thực sự bi quan trước cái thực tại lúc bấy giờ.

    Alice không ngọt ngào mà kinh dị :-<

    Đọc xong có cảm giác bị lừa ngọt, y chang cái quyển Cuộc đời của Pi :-<

      • chiemphong
      • April 1st, 2010

      Hoàng tử bé có thông điệp ẩn cho người lớn hay không là do người đọc quyết định chứ không phải bản thân câu chuyện, và đó là điều không chắc chắn. Điều chắc chắn ở đây là, Hoàng tử bé là truyện thiếu nhi vì chính Antoine de Saint-Exupéry cũng đề tựa tác phẩm này là dành cho trẻ con. :)

        • thường xuân
        • July 27th, 2010

        Mình cũng nghĩ alice in wonderland và Hoàng tử bé không phải là truyện thiếu nhi. Xét ở phương diện độc giả, một câu chuyện u uẩn như Hoàng Tử Bé hiếm khi nào lại là chuyện thiếu nhi. Về phương diện tác giả, Antoine de Saint-Exupéry đề là tặng những ai đã từng là trẻ con

        • chiemphong
        • July 27th, 2010

        :) Chuyện bạn nghĩ là chủ quan nên không bàn đến. Huống chi hiếm khi là vẫn có thể có. Tuy nhiên, về Hoàng tử bé thì tôi cần nói như sau.

        Nguyên văn lời đề tặng của tác giả :

        “Gửi Léon Werth
        Khi ông ấy còn là một cậu bé”

        Theo khả năng đọc hiểu của tôi thì có nghĩa là, gửi tặng cậu bé Léon – một đứa trẻ.

    • cuộc đời của Pi có cái kết đắng lòng là vụ chẳng có cuộc chiến sinh tồn con hổ con linh cẩu với con dười ươi phải ko?
      tui chưa coi truyện nhưng trong phim khúc cuối có nói đến!
      tks cmmt trến@!

    • ndqanh_vn
    • April 1st, 2010

    Nếu bạn đã đọc Alice in wonderland và Through the Looking Glass thì hẳn cũng biết RED QUEEN (Through the Looking glass) is not QUEEN OF HEART (Alice in wonderland) như cái phim dở tệ của Tim Burton vừa rồi (làm mình tốn 7 đô, ặc)

    Có rất nhiều cáhc diễn giải Alice và không hẳn cách nào hoàn toàn đúng. Trên đây cũng chỉ là cách diễn giải của tôi.

    “Every story has a moral, if only you can find it” (không nhớ chắc không nữa.)

    • Công nhận là phim nhầm lẫn ở chỗ đó ^^ Hai nhân vật Nữ hoàng Đỏ (Red Queen) và Nữ hoàng Trái tim (Queen of Hearts) là hai người khác nhau hoàn toàn. Ừ thì có giống nhau ở chỗ cả hai đều gắn liền với màu đỏ đấy, nhưng tính cách khác nhau hoàn toàn.
      Tớ đọc refer ở chỗ này và thấy nó cũng ổn: https://en.wikipedia.org/wiki/Red_Queen_(Through_the_Looking-Glass)
      Comt của cậu từ tận 6 năm trước rồi nên chả biết có được reply không, nhưng cậu xem Through the Looking-Glass mới nhất chưa? Tùng phèo kịch bản hết cả, và không có Red Queen, thay vào đấy là Queen of Heart.

    • Quỳnh
    • April 19th, 2010

    Năm vừa rồi mình tìm đọc lại truyện để nắm lại nội dung thì phát hiện quyển này :

    The Annotated Alice: “Alice’s Adventures in Wonderland” AND “Through the Looking Glass” của Martin Gardner.

    Phần chú giải thú vị và không áp đặt suy diễn câu truyện.

    Một vài trang của quyển này, xem tạm trên amazon uk để có thể biết :)

    • thường xuân
    • July 27th, 2010

    Tớ thì đọc được câu này, cũng trong lời đề tặng:
    “Anh xin lỗi các em bé vì đã đề tặng cuốn sách này cho một ông người lớn.”
    Thực ra, trích là trích vậy thôi chứ tớ ko có tham vọng phân định rạch ròi là truyện thiếu nhi hay truyện người già. Lại càng không có tham vọng xét 1 tác phẩm văn học dưới góc độ 1 công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy nên đúng hay sai, tớ cũng chỉ bày tỏ ý kiến chủ quan dựa trên cảm nhận chứ ko vin vào câu chữ nào.

      • Ann
      • January 31st, 2013

      Ý cậu nói hoàn toàn giống với ý tớ :)

  1. Tác giả ơi, cái link bên trên hỏng mất rồi. Bạn có thể post link khác thay thế được không?? Nếu có thời gian thì bạn gửi link vào mail: greenday3000_hpvn@yahoo.com
    Cảm ơn trước nhé ^^

  2. Hic, vấn đề là cái truyện Alice này, ban đầu, nó ra đời chính là vì 1 đứa trẻ. Nó được xây dựng từ những lần Carrol kể cho những cô bé nhà Liddell. Vậy nó có phải là truyện thiếu nhi không ?

Leave a comment