Archive for the ‘ Văn học kinh điển ’ Category

Cái cười của Thánh nhân – Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Tên sách: Cái cười của Thánh nhân

Biên soạn: Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Nhà xuất bản Trẻ

~oOo~

Trong những ngày xuân xa cách, mọi thứ đều xoay quanh cuộc sống thường nhật với trăm sự bề bộn của công việc và việc nhà. Nếu như có một thú thanh đạm nhè nhẹ, thư giãn mà không hề nông cạn thì có lẽ đọc những cuốn sách u mặc là lựa chọn hợp lý. U mặc, từ hai âm tiết khiến người ta dễ liên tưởng đến một từ Hán Việt, nhưng không, đó là phiên âm từ tiếng Pháp của từ “humour”. Tiếng cười sảng khoái của nhân loại được học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần biên soạn thành tuyển tập:”Cái cười của Thánh nhân”. Nhìn tên sách đã thấy rất vui rồi!

Cuốn sách được chia làm ba phần: phần đầu giới thiệu dòng văn u mặc với tinh thần của từng truyện, phần thứ hai là từng truyện cười kèm theo bình luận hoặc không, phần thứ ba là Tư tưởng u mặc qua những câu danh ngôn nổi tiếng ở cuối. Tôi đọc phần thứ hai trước, xem nội dung các truyện có gì hay, đọc xong rồi mới quay lại phần một xem văn u mặc thật chất là gì? “Cái cười của Thánh nhân” mà, những người viết có lối suy nghĩ sâu sắc, tinh tế, mỗi truyện lại thể hiện nét tính cách của tác giả về cuộc đời. Không chỉ là trào lộng hay châm biếm sâu cay, văn u mặc vượt lên tất cả những điều đó, có tình thương, có nét giễu cợt nhưng nhẹ nhàng, thấu đáo thay vì châm chích, đả kích thói hư tật xấu.

Continue reading

Pedro Páramo – Juan Rulfo

7071130C-9DAC-4509-96F3-97127893CD32

.

Tựa sách: Pedro Páramo

Tác giả: Juan Rulfo

Dịch giả: Nguyễn Trung Đức

Phanbook & Nxb Hội nhà văn 12/2018

.

~oOo~

.

Tôi quả tình không hề muốn bắt đầu nói về Juan Rulfo và “Pedro Páramo” bằng cách nhắc về G.G. Márquez, hay Carlos Fuentes, Mario Vargas Llosa hay thậm chí là Borges. Và đừng quên cả Salman Rushdie với “Những đứa trẻ lúc nửa đêm”. Nhưng cái bóng của kiệt tác này quá khổng lồ, bất tử trong văn chương tiếng Tây Ban Nha và thế giới, mở ra cả một làn sóng Bùng nổ Mỹ Latin thập niên 60.
.
Tuy nhiên, trên thực tế, “Pedro Páramo” gần với siêu thực hơn là hiện thực huyền ảo Mỹ Latin. Trong tác phẩm này, dòng chảy của tâm thức sẽ là mạch chủ đạo, chi phối cách kể chuyện.
.
“Pedro Páramo” bắt đầu bằng việc nhân vật Juan Preciado về làng cũ của mẹ sau khi bà mất để tìm cha – don Pedro. Điểm đến là làng Comala. Nhưng ngôi làng ấy không còn tràn đầy sức sống như trong lời kể người mẹ.
.

Continue reading

Nineteen Eighty-Four (1984) – George Orwell

1984

Tác phẩm: Nineteen Eighty-Four (1984)
Tác giả: George Orwell

~oOo~

Một-Chín Tám-Tư và Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha

Trong một thời đại đầy dối trá – nói ra sự thật là một hành động cách mạng.

-George Orwell-

Một-Chín Tám-Tư, tác phẩm tiểu thuyết mô tả một nơi tưởng tượng, mà nơi đó cuộc sống vô cùng xấu xa, thiếu thốn, đầy sự áp bức và khủng bố. Qua nó, tác giả George Orwell [1] cảnh báo nhân loại về sự gia tăng của chủ nghĩa toàn trị, phản ảnh bối cảnh lịch sử thời đại ông sống. Xã hội trong tiểu thuyết Orwell hàm chứa nhiều kết nối với cuộc nội chiến Tây Ban Nha 1936-1939. Một xã hội hạn chế quyền tự do cá nhân để duy trì quyền lực. Khả năng thể hiện cá tính bị giới hạn nghiêm ngặt. Cả Falange [2] và Big Brother [3] kiểm soát đầu ra của thông tin, thông qua sự nhào nặn tư tưởng và quan điểm để bảo đảm lòng trung thành của người dân đối với nhà nước. Chế độ được miêu tả trong Một-Chín Tám-Tư, được lấy cảm hứng mạnh mẽ từ kinh nghiệm cá nhân của Orwell, một thành viên lữ đoàn quốc tế chống Falangist. Continue reading

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ – Svetlana Alexievich

RC
.

Tựa sách: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ –У войны не женское лицо

Tác giả: Svetlana Alexievich

Dịch giả: Nguyên Ngọc

Nxb Hà Nội & Công ty sách Tao Đàn 2016

.

~oOo~

.

Chiến trận, từ thuở xa xưa, đã được mặc định là địa hạt của nam giới. Khi Odyssey chinh chiến tận thành Troy, Penelope ở lại Ithaca chờ đợi. Còn khi phụ nữ muốn ra trận, họ sẽ được miêu tả với sự mô phỏng đàn ông: từ các nữ chiến binh Amazon thiện chiến đến nàng Hoa Mộc Lan giả trai tòng quân. Phụ nữ là phái yếu, họ cần được che chở, vì thế họ được đặt lại nơi hậu phương. Các câu chuyện về chiến tranh đa phần cũng đều được kể lại từ góc nhìn đàn ông và bởi đàn ông: Homer, Tolstoy, Hemingway, Remarque, Sebastian Faulks, Graham Greene v.v… Ai mà muốn nghe một người phụ nữ kể chuyện chiến trận sau tất cả những thiên anh hùng ca hoặc đau thương hoặc chói loà mà bao người đàn ông đã tạo dựng? Phụ nữ thì còn gì để kể thêm nữa về chiến tranh?

Continue reading

Một mùa đông ở Stockholm – Agneta Pleijel

12992206_10154027426482557_1359491262_n copy

.

Tựa sách: Một mùa đông ở Stockholm – En vinter i Stockholm

Tác giả: Agneta Pleijel

Dịch giả: Hoàng Cường

Nxb Văn học 2007

.

~oOo~

.

Đã bao giờ trong cuộc sống này, chúng ta muốn bật ra một câu hỏi tan nát cõi lòng rằng, vì sao chúng ta không được yêu thương như tình yêu chúng ta đã cho đi? Có thể là câu hỏi ấu trĩ, ích kỷ, trẻ con, nông cạn, quá xấu hổ để thốt ra nhưng có lẽ nó thật sự tan nát cõi lòng khi buộc phải vang lên.

Trong Một mùa đông ở Stockholm, Agneta Pleijel có đưa ra một trích đoạn:

“NÀNG CÔNG CHÚA

bị giam trên chòi cao, nàng công chúa trên quả núi thủy tinh của mình, bị vua cha yểm bùa. Không một kẻ cầu hôn nào tìm ra lời giải cho câu đố, không một ai trong số bọn họ đưa nổi con ngựa của mình tới đỉnh những thành vách trơn nhẫy. Đó là điều mà câu chuyện kể khẳng định. Nhưng có phải nàng công chúa đã bị vua cha yểm bùa hay không? Chị không nghĩ như vậy. Cha chị là một con người tốt bụng và hiểu biết lẽ phải.”

Một câu chuyện cổ quen thuộc. Rapunzel? Cha? Hay là mẹ? Có lời yểm bùa nào cản ngăn hạnh phúc? Hay là chính chúng ta?

Continue reading

Thiên thần nổi loạn – Anatole France

Thien-than-body-3073-1435714245

Tên sách: Thiên thần nổi loạn (La révolte des anges)

Tác giả: Anatole France

Dịch giả: Đoàn Phú Tứ

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Tao Đàn

~oOo~

Nếu nói về một quyển sách khiến cho tôi lựa chọn vì bìa sách thì chắc là Thiên thần nổi loạn không thể nằm ngoài danh sách được. Bìa không phải là quá đẹp nhưng làm cho tôi cực kỳ tò mò, bố cục lại chặt chẽ. Tác giả đoạt giải Nobel năm 1921, thêm nữa khi xem giới thiệu, tôi thấy ghi rõ, người dịch là ông Đoàn Phú Tứ. Thế là đủ làm tôi yên tâm về nội dung sách mà đem về.

Continue reading

Ông già và biển cả – Enest Hemingway

411pakPjvdL._SY344_BO1,204,203,200_

Tên tác phẩm: Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea)

Tác giả: Enest Hemingway

Biên dịch: Lê Huy Bắc và các cộng sự

Năm phát hành: 1999

Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông – Tây

~oOo~

Thật ra, tôi đã từng bỏ cuộc khi đọc cuốn sách lần đầu tiên lúc chưa tròn mười lăm tuổi.

Ấn tượng về Ông già và biển cả của lần đọc đầu tiên ấy sâu đậm đến mức nhiều lần tôi dọn sách mang ra định đọc và rồi lại cất đi vì ngại với câu chuyện tưởng chừng ngắn mà dài lê thê trong sách kia. Sau hơn mười lăm năm, khi tất cả mọi thứ trong cuộc sống của tôi xáo trộn và cần phải thiết lập lại từ đầu nhiều thứ kể cả chỗ ở, tôi mới có duyên với sách, một bản tiếng Việt có màu sắc bìa tương đối nhã nhặn và có thêm bình giảng cuối sách cho kẻ chưa hiểu như tôi-năm-mười-lăm-tuổi khi đó.

Continue reading

Xứ cát – Frank Herbert

dune-cover

.

Tựa sách: Xứ cát – Dune

Tác giả: Frank Herbert

Dịch giả: Trần Tiễn Cao Đăng

Nxb Hội Nhà Văn & Công ty Nhã Nam 2009

.

~oOo~

.

Tôi chưa bao giờ là người hâm mộ các tác phẩm thể loại khoa học viễn tưởng nhưng tiếng tăm của các siêu phẩm kiểu như Stars War hay Dune thì dĩ nhiên là từng nghe đến. Trong thời gian gần đây, tôi chọn đọc khá nhiều tiểu thuyết giải trí để thư giãn, Dune gần như là tác phẩm duy nhất khiến tôi có nhiều sự chiêm nghiệm hơn là giải trí mà tôi mong đợi.

Để khiến cho bài viết này ngắn gọn hơn, tốt nhất là chúng ta nên đi thẳng luôn vào phần thủ tục để có thể nhanh chóng bỏ qua nó. Trước hết, nhắc đến Xứ cát, chúng ta có thể kể đến một loạt lời khen ngợi, thậm chí là ca tụng, dành cho bản thân tiểu thuyết mở đầu này lẫn toàn bộ hệ thống các tác phẩm xoay quanh nó được gọi là Dune Saga gồm 11 cuốn được lần lượt xuất bản từ năm 1965 đến năm 2014. Tác phẩm của Frank Herbert được xem là kiệt tác lớn nhất của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, thường được xếp trên cả Stars War và chỉ có một cái tên có thể sánh ngang nó về độ sáng tạo kì vĩ, đó là Chúa tể những chiếc nhẫn của J. R. R. Tolkien. Thế nên nếu bạn yêu thích dòng văn chương giả tưởng (sci-fi), kì ảo (fantasy) thì tôi nghĩ chỉ cần bấy nhiêu lời dạo đầu cũng đủ để bạn có thể yên tâm tìm đọc Xứ cát rồi. Continue reading

Người phàm – Philip Roth

imagehandler-ashxedited .

Tựa sách: Người phàm – Everyman

Tác giả: Philip Roth

Dịch giả: Thùy Vũ

Nxb Văn học & Công ty Nhã Nam 2010

.

~oOo~

.

Tôi có một người bạn rất thích Philip Roth, thích đến nỗi đã có ý định làm một nghiên cứu khoa học về tác giả này. Sau khi biết tôi đã đọc Người phàm, cô ấy liền hỏi ngay cảm nhận. Tôi bảo, Philip Roth như bác sĩ phẫu thuật và Người phàm là kiểu sách mà mọi suy ngẫm chỉ thực sự bắt đầu sau khi trang sách đã được khép lại. Thật vậy. Càng ngẫm càng sâu, càng sâu càng sợ hãi.

Lý do là bởi Người phàm chẳng khác gì một bản tường trình tỉ mẩn đến từng chi tiết hành trình tâm lý của đời người xung quanh sự chết. Câu chuyện bắt đầu bằng lễ tang của nhân vật chính. Trong hầu hết trường hợp, lễ tang là dịp để người ta có thể hiểu tóm lược về đời của người vừa chết, qua những người tham dự, qua những lời phát biểu, thậm chí qua mảnh đất mà quan tài được hạ huyệt. Vì vậy, lễ tang mở đầu cho Người phàm không phải kết thúc mà là một kiểu viết diễn dịch theo đó độc giả có thể lần hồi quay lại được toàn bộ cuộc đời mà nhân vật chính đã trải qua: ông ta có tuổi thơ ám ảnh bởi bệnh tật và cái chết như thế nào, ông ta trưởng thành và vướng vào các hố bùn tình ái rồi sau đó là những vụ ly hôn liên tiếp ra sao, cuối cùng sau hàng chục năm tranh đấu ông ta đã bị cái chết hạ gục bằng phương thức nào.

Continue reading

451 độ F – Ray Bradbury

451-do-F-01edited.

Tựa sách: 451 độ F – Fahrenheit 451

Tác giả: Ray Bradbury

Dịch giả: Dick Trương

Nxb Văn học & Công ty Nhã Nam 2015

.

~oOo~

.

Tôi đọc xong 451 độ F trong hơn 3 giờ đồng hồ, bắt đầu từ lúc 2 giờ sáng. Trong những ngày tháng bận rộn này, thật khó đã có thể bố trí thời gian và đầu óc để đọc xuyên suốt cho xong một tác phẩm kinh điển như thế. Nhưng khi đã bắt được nhịp của 451 độ F, tôi hiểu, nếu mình ngừng giữa chừng sẽ rất khó quay lại với chuỗi hoang mang dồn dập những tư tưởng mà các nhân vật trong sách thay nhau tuôn tràn trên trang giấy.

451 độ F là một tiểu thuyết giả tưởng Mỹ kể về xã hội tương lai theo kiểu “Phản Địa đàng” (dystopia) vào cuối thế kỷ XXI, khi mà con người đã có cuộc sống sung túc đủ đầy đến mức gần như không cần lo nghĩ điều gì. Thậm chí các ngôi nhà cũng được bọc nhựa chống cháy, vì vậy lính cứu hoả không còn cần thiết nữa, họ chuyển thành lính phóng hoả (firemen). Công việc của họ là đi đốt sách. Nhân vật chính của tác phẩm, Guy Montag, là một lính phóng hoả. Continue reading