Archive for the ‘ Tiểu thuyết hiện thực ’ Category

Chiếc Xe Đạp Mất Cắp – Ngô Minh Ích

Tên sách: Chiếc Xe Đạp Mất Cắp

Tác giả: Ngô Minh Ích

Dịch giả: Nguyễn Tú Uyên

NXB Hội Nhà Văn & Phanbook

~ oOo ~

Sau khi đọc xong Chiếc Xe Đạp Mất Cắp, mình lập tức cho Ngô Minh Ích vào danh sách những nhà văn yêu thích. Cách kể chuyện, giọng văn cũng như nội dung anh viết thật sự rất hợp gu mình. Cũng phải chú thích thêm là bản dịch rất tốt. Mình nghe nói là bản dịch còn hay hơn cả bản tiếng Anh. Nhưng mà cũng hợp lý thôi nhỉ? Dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Việt, cộng thêm văn hóa Á Đông, cũng sẽ dễ dàng hơn là dịch sang bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào đó. 

Chiếc Xe Đạp Mất Cắp (2015) kể về hành trình của “tôi” đi tìm một lời giải thích cho sự biến mất của bố mình. Còn việc người đọc có hiểu được lời giải thích này hay không thì sẽ tùy vào mỗi người. Cá nhân mình thì… không hiểu lắm. Chắc là do khác giới tính, khác thế hệ nên vẫn chưa hiểu hoàn toàn. Nhưng mà điều này cũng không quan trọng lắm. Vì cả hành trình mới thật sự là điều đáng nhớ. 

Continue reading

Người Mắt Kép – Ngô Minh Ích

Tên sách: Người Mắt Kép

Tác giả: Ngô Minh Ích

Dịch giả: Nguyễn Phúc An

NXB Hội Nhà Văn & Phanbook

~ oOo ~

Người Mắt Kép chắc chắn là một trong những cuốn sách hay nhất mình đọc được trong năm 2023 và nó cũng là một trong những trải nghiệm đọc đáng nhớ của mình từ trước đến nay. 

Nói qua một chút về tác giả. Ngô Minh Ích sinh năm 1971, người Đài Loan. Profile của anh rất xịn: giáo sư giảng dạy văn học, nhà văn, blogger, nhà hoạt động môi trường, biết vẽ tranh, chụp ảnh, thích đi du lịch, tìm hiểu về các loài bướm. Một người có hiểu biết và cuộc sống phong phú như thế, bảo sao truyện của anh hay đến như vậy. 

Năm 2006, Ngô Minh Ích nghỉ dạy học để dành thời gian vừa đi du lịch vừa viết sách. Năm 2011, anh phát hành cuốn Người Mắt Kép. Nội dung kể về cuộc gặp gỡ giữa Atile’i – một cư dân của đảo Wayo Wayo và nhà văn Alice. Cuộc gặp của họ đến từ một vực xoáy rác va vào huyện Haven ở Đài Loan. Từ đó bí ẩn về cái chết của chồng và con trai Alice cũng được hé mở. Thú thật là khi mới đọc vài dòng giới thiệu, mình không có hứng thú lắm với cuốn sách này, mà càng đọc càng thấy cuốn. Dưới đây mình sẽ liệt kê một vài lý do:

Continue reading

Phía Tây Không Có Gì Lạ – Erich Maria Remarque

Tên sách: Phía Tây Không Có Gì Lạ

Tác giả: Erich Maria Remarque

Dịch giả: Vũ Hương Giang

NBX Văn học & Đông A

~ oOo ~

Lưu ý: Bài viết CÓ tiết lộ một phần nội dung cuốn sách.

Cuốn đầu tiên mình đọc của Erich Maria Remarque là Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống. Đây cũng là một trong những tác phẩm nổi bật của ông. Thú thật là mình đọc cuốn Bản Du Ca này hơi chật vật và không có ấn tượng gì lắm. Cho nên mình cũng chưa muốn đọc thêm tác phẩm của Remarque tuy số lượng tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt khá nhiều. Thậm chí khi Phía Tây Không Có Gì Lạ được chuyển thể và phát trên Netflix thì mình cũng chẳng để ý gì luôn. Mãi đến khi biết phim giành được 7 giải thưởng BAFTA, trong đó có hạng mục Phim xuất sắc nhất, thì mình rất muốn đọc cuốn này và để xem mình có thay đổi suy nghĩ về tác phẩm của Remarque hay không.

Ngay từ những dòng đầu tiên của Phía Tây Không Có Gì Lạ thì mình biết là mình không thể dứt nổi. Bản mình đọc do Vũ Hương Giang dịch, Đông A xuất bản. Mình đánh giá đây là một bản dịch tốt, chỉn chu, và đây cũng là lý do mà mình thấy truyện cuốn đến thế. 

Continue reading

Đêm – Elie Wiesel

Tên sách: Đêm

Tác giả: Elie Wiesel

Dịch giả: Bảo Chân  

NXB Hội Nhà Văn & Tao Đàn 

~ oOo ~ 

Khi nhìn ảnh của Elie Wiesel ở bìa truyện, mình chỉ thấy nỗi buồn. Nỗi buồn hằn trên gương mặt ông, chất chứa trong đôi mắt của ông. Dường như ông đã chịu đựng bao nỗi thống khổ của mấy kiếp người cộng lại vậy. 

Đêm là cuốn hồi ký của Elie Wiesel trong thời gian sống ở trại tập trung của Đức Quốc Xã. Có một câu hỏi của Elie Wiesel khiến mình xót xa. 

“Nhưng tôi nói với cha rằng tôi không tin họ có thể thiêu sống con người ta ở thời đại chúng ta, rằng nhân loại sẽ chẳng bao giờ chấp nhận việc làm đó…”

Continue reading

Của Chuột Và Người – John Steinbeck

Tên sách: Của Chuột Và Người (Of Mice and Men)

Tác giả: John Steinbeck 

Dịch giả: Phạm Văn 

NXB Hội Nhà Văn & Tao Đàn 

Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung truyện, đặc biệt là đoạn kết.

~ oOo ~ 

Của Chuột Và Người là một cuốn sách mỏng, chưa đến 200 trang. Tập trung đọc thì nửa buổi sáng hoặc chiều là xong. Lần này mình chọn bản dịch của Tao Đàn, đọc rất ổn. Nếu bạn nào thích đọc truyện sử dụng phương ngữ miền Nam thì chắc là sẽ thích bản dịch này. Còn một bản dịch khác của Nhã Nam thì mình chưa đọc. 

Của Chuột Và Người là một trong những tác phẩm nổi tiếng của John Steinbeck và là cuốn sách đầu tiên của ông mà mình đọc. Nhân vật chính của câu chuyện là George Milton và Lennie Small. Hai người này đối lập ở mọi thứ: ngoại hình, tính cách, trí thông minh. George là một kẻ nhỏ thó, thận trọng, cẩn thận, làm việc gì cũng có tính toán. Ngược lại, Lennie là một đứa trẻ to xác, ngây ngô, ngớ ngẩn, hay gây ra tai họa. 

Truyện đặt trong bối cảnh thời kỳ Đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930 tại Mỹ. Câu chuyện bắt đầu bằng việc George và Lennie trên đường đến trang trại lúa mì. George liên tục dặn Lennie phải hết sức cẩn thận, không được để xảy ra chuyện bất trắc giống như vụ việc hai người gặp phải ở trang trại cũ. Tuy nhiên, cho dù George dặn Lennie rất nhiều lần và phần nào tiên đoán được chuyện xấu sẽ xảy ra, cuối cùng anh ta cũng không thể ngăn chặn được. 

Continue reading

Hai Số Phận – Jeffrey Archer 

Tên sách: Hai Số Phận

Tác giả: Jeffrey Archer 

Dịch giả: Nguyễn Việt Hải

NXB Văn Học & Huy Hoàng 

~ oOo ~

Vì nghe nhiều lời khen nên mình rất trông chờ cuốn Hai Số Phận. Kết thúc chương một, mình thấy truyện hay, nhưng càng đọc càng thấy truyện không xuất sắc như kỳ vọng của mình. 

Hai Số Phận kể về cuộc đời của William Lowell Kane và Abel Rosnovski. Hai người sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, gần như cùng một giờ. Bên cạnh đó, cả hai còn có một số điểm chung như đều rất thông minh, chăm chỉ, nỗ lực, can đảm, liều lĩnh, khát khao chiến thắng, biết mình là ai. Nhiều điểm chung là vậy, song cuộc đời của hai người đi theo những cách khác nhau. William sinh ra trong một gia đình giàu có, từ nhỏ đã được gia đình định hướng học tập, công việc. Bản thân cậu ta cũng hội tụ nhiều tiêu chuẩn vàng như đẹp trai, IQ cao, tính cách cũng tốt, lại còn độc lập, không ỷ lại vào gia đình. Ngược lại, Abel là một đứa con hoang, chịu nhiều thiệt thòi, nhiều phen suýt mất mạng. Cho dù đã đến Mỹ – miền đất hứa – thì cậu cũng phải bỏ công bỏ sức gấp 1000 lần để có được chỗ đứng trong xã hội từ khi còn rất trẻ. 

Nửa đầu truyện, mình rất khâm phục Abel. Ngay từ nhỏ cậu ta đã biết mình muốn gì, rất có bản lĩnh, dũng cảm, là một người sống có kế hoạch, nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội. Thành công của Abel hoàn toàn xứng đáng với những gì mà cậu ta bỏ ra. Trong khi đó, William không tạo được nhiều dấu ấn. Mình biết là Jeffrey Archer tạo ra sự cân bằng giữa hai nhân vật bằng cách để William nếm trái đắng. Ví dụ như cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, bất hòa với mẹ và cha dượng, v.v… Nhưng mà phải nói thật là những bất hạnh này của William chẳng là gì so với Abel và hàng tỷ người khác. Dẫu sao cậu ta vẫn có hai người bà giỏi giang, được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, cuộc sống chẳng phải lo cơm ăn áo mặc, lại còn có bạn bè tốt. 

Continue reading

Phố Academy – Mary Costello

afe38b44-a6a3-4ce1-8f7a-3e1a9b399379.

Tựa sách: Phố Academy (Academy Street)

Tác giả: Mary Costello

Dịch giả: Hà Nguyễn

Nxb Phụ nữ 2017

.

~oOo~

.

Được phát triển từ một truyện trong tập truyện ngắn “The China Factory” (2012), “Phố Academy” (Academy Street) – tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Ireland Mary Costello – vẫn còn mang ít nhiều phong vị truyện ngắn. Đặc biệt là ở cấu trúc chặt chẽ, các chi tiết vừa vặn kể cả trong những đoạn miêu tả nội tâm phụ nữ. Bay bổng mà súc tích, giàu hình ảnh nhưng không lần nào vuột ra khỏi sự kiểm soát từ ngòi bút sắc sảo của tác giả.

“Phố Academy” kể về cuộc đời của nhân vật Tess Lohan, bắt đầu từ thập niên 1940 tại Ireland khi còn là một cô bé, đến thập niên 2000, sau sự kiện 11/9 tại New York. Cuộc đời ấy được kết nối bằng những sự mất mát, trong đó lớn lao nhất là cái chết mở đầu tác phẩm của mẹ Tess và cái chết của một người thân quan trọng khác kết lại câu chuyện. Continue reading

Bạch Dạ Hành – Higashino Keigo

Tên sách: Bạch dạ hành

Tác giả: Higashino Keigo

Người dịch: Diệu Thư

NXB Thời Đại và Nhã Nam

~ oOo ~

Bạch dạ hành mở đầu bằng một vụ án. Ông chủ tiệm cầm đồ Kirihara bị giết trong một tòa nhà bỏ hoang. Một tháng sau, nghi can lớn nhất của vụ án là bà Fumiyo, chết tại nhà riêng do ngộ độc khí ga. Gần 20 năm trôi qua, vụ án hết hiệu lực, không thể tìm ra hung thủ. Cũng trong 20 năm đó, Kirihiara Ryoji – con trai của nạn nhân, và Karasawa Yukiho – con gái của nghi can, chẳng thể nào sống một cách bình thường như bao người khác. Vụ án năm đó đã hoàn toàn tước đi linh hồn hai đứa trẻ tội nghiệp.

Continue reading

Đồng Hồ Xương – David Mitchell

Tên sách: The Bone Clocks(Đồng Hồ Xương)

Tác giả: David Mitchell

Người dịch: Như Mai

Nhà xuất bản Trẻ

~oOo~

Đồng Hồ Xương”, cái tên cuốn sách khi dịch ra tiếng Việt cộng với độ dày của nó gợi lên trong tôi một sự tò mò nhất định. Tôi đã nghĩ, hẳn David Mitchell muốn gửi gắm một thông điệp gì đấy về thời gian hay về nhân chủng học nhưng tôi đã nhầm to!

Đồng hồ Xương” khá hấp dẫn theo motive tập hợp nhiều truyện vừa theo lời kể của nhiều nhân vật khác nhau, có nét rất giống với “Bản đồ Mây” (Cloud Atlas) nhưng mối liên hệ giữa các truyện tạo thành một bản hoàn chỉnh thì khác hẳn: ở “Bản đồ Mây” là thời gian, còn ở “Đồng hồ Xương” là nhân vật. Mỗi nhân vật là một cuộc đời, một câu chuyện khác nhau nhưng ai cũng có chút liên quan đến Holly Sykes từ thời thiếu nữ năm 1984 cho tới khi cô trở thành môt bà lão năm 2043. Cách viết này rất mạo hiểm vì không phải lúc nào cũng làm cho truyện cuốn hút, ngược lại, nó làm giảm sự tập trung của độc giả với nhân vật chính, với cốt truyện, thậm chí sẽ dễ biến truyện trở thành tạp nham nếu không phân rõ chính-phụ trong các nhân vật. Ở chương viết về nhân vật Ed Brubeck, quả là tôi có đôi chút khó chịu vì ngay trong nội dung từng phần có xen kẽ giữa thực tại và quá khứ của Ed tại chiến trường. Tuy nhiên, có lẽ lối viết này của David Mitchell đã trở thành đặc trưng sau “Bản đồ Mây” và cách xử lý từng trường đoạn của tác giả luôn có sự kết nối nhất định khiến cho bối cảnh chung không quá rời rạc. Trong từng câu chuyện, những nhân vật này thậm chí còn kết nối với các tác phẩm khác của David Mitchell nên với những độc giả quen thuộc thì có lẽ họ sẽ tìm thấy khá nhiều chi tiết được nhắc lại trong thế giới văn chương của ông.

Continue reading

Cloud Atlas – David Mitchell

Tác phẩm: Cloud Atlas

Tên dịch: Bản đồ Mây

Tác giả: David Mitchell

Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Trúc

Nhà xuất bản Trẻ

~oOo~

Biết đến Cloud Atlas đã lâu nhưng cho tới đầu năm nay tôi mới có dịp đọc sách. Tôi đã nghĩ rất nhiều, tại sao lại là Cloud Atlas mà không phải bất cứ điều gì khác? Phải chăng thuật ngữ “Cloud”-Đám mây trong lưu trữ thư mục trên mạng internet đã gợi cảm hứng cho tác giả? Có lẽ là như vậy, một tập hợp các dữ liệu về lịch sử theo tiến trình thời gian được diễn đạt theo ngôn ngữ văn học để trở thành tác phẩm. Theo nhận định của bản thân tôi, Cloud Atlas không hẳn là một cuốn tiểu thuyết, thậm chí nếu gọi đó là tuyển tập truyện vừa hay tuyển tập truyện dài thì cũng chẳng ngoa. Thêm nữa, các câu chuyện này được viết theo trình tự do tác giả thiết lập, vừa liền mạch nhưng cũng vừa ngắt quãng theo dòng thời gian tạo thành một tổ hợp thú vị.

Sáu câu chuyện trong sách đề cập tới nhiều địa điểm, nhiều thời gian khác nhau. Người đọc sẽ cùng phiêu lưu với các nhân vật trong tiến trình lịch sử, từ Thái Bình Dương của thế kỷ XIX cho tới lâu đài Zedelghem năm 1931 rồi chuyển hướng sang Mỹ năm 1975, sau đó trở lại nước Anh những năm cuối của thế kỷ XX. Không dừng lại ở đó, câu chuyện thứ năm vươn sang bán đảo Triều Tiên tại tương lai, trong thế kỷ XXIII và kéo sang cả thời kỳ Sụp Đổ, hậu vận của thời kỳ Văn Minh. Tưởng chừng số phận và những tình tiết của từng truyện không hề ăn nhập với nhau bởi các nhân vật hoàn toàn khác cùng những cá tính độc lập đặc trưng của thời đại, vậy mà sợi dây mỏng manh nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai vẫn đủ sức kết nối tất cả thành một thể hoàn chỉnh.

Continue reading