Archive for the ‘ Tiểu thuyết lịch sử ’ Category

Đội gạo lên chùa – Nguyễn Xuân Khánh

Tên sách: Đội gạo lên chùa

Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh 

NXB Phụ Nữ

~ oOo ~

Trước tiên, phải thú thật là khi nhìn cuốn sách khổ lớn dày gần 800 trang này, mình thấy hơi ngại. Vì lâu lắm rồi mình chưa đọc cuốn nào dày cộp, cộng thêm công việc bận rộn dễ làm gián đoạn mạch đọc nên sách mua về vẫn để trên giá. Tranh thủ đợt nghỉ ở nhà hiếm hoi vừa rồi, mình đã quyết định phải đọc cho hết Đội gạo lên chùa. Đọc xong chương một thì nắm được nhịp truyện rồi là mình cứ vùi đầu vào đọc thôi. Nếu không phải làm việc thì mấy ngày liền đúng là chỉ xoay quanh ăn, ngủ và đọc truyện. Đọc xong thì mình nghỉ thêm vài ngày nữa rồi đi làm lại, cũng vừa xinh. 

Đội gạo lên chùa nằm trong bộ ba tiểu thuyết kiến giải lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Hai cuốn trước đó là Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn. Đáng ra nên đọc theo thứ tự, mà mình thấy không cần thiết, với cả hai cuốn trước đó của Nguyễn Xuân Khánh được nhắc đến nhiều rồi nên mình chọn Đội gạo lên chùa làm cuốn mở màn. Đội gạo lên chùa nói về Phật giáo. Vì chủ đề là tôn giáo nên chắc chắn mỗi người sẽ có suy nghĩ và cách giải thích khác nhau. Có người sẽ thấy cuốn này mang tính tuyên truyền, dài dòng phức tạp, có người sẽ thấy khó hiểu, có người sẽ đánh giá cao. Cá nhân mình rất thích Đội gạo lên chùa nên bài viết này chỉ dành lời khen. 

Continue reading

Ngoài bờ đông là mặt trời – Trường An

RC

.

Tựa sách: Ngoài bờ đông là mặt trời (Đông biên nhật xuất)

Tác giả: Trường An (Aster)

Nxb Trẻ 2017

.

~oOo~

.

Tôi thường chia sách ra làm bốn loại: dễ đọc dễ hiểu, dễ đọc khó hiểu, khó đọc khó hiểu, khó đọc dễ hiểu. Cuốn sách này thuộc loại thứ tư.

Đọc Ngoài bờ Đông là mặt trời giống như thả mình rơi vào một dòng sông, êm đềm, không sóng dữ nhưng bất tận với một sức mạnh vùi lấp hung hãn mà trầm tĩnh lạ lùng. Continue reading

Hồ Quý Ly – Nguyễn Xuân Khánh

41-ho-quy-ly

Tác phẩm: Hồ Quý Ly
Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
NXB Phụ nữ 2006

~oOo~

Đàn ơi đàn hỡi, hề ta muốn say
Thanh trầm thanh bổng, hề ta vui tối ngày
Mỹ nữ u buồn, hề anh hùng bảng lảng
Thiên hạ đại loạn, hề biết làm chi đây

Nguyễn Xuân Khánh gọi thời đại trong tiểu thuyết của mình là “thời thiên túy”, thời mà trời say, đất say, người người đều say, người say thật kẻ say giả, nhưng họ đều đảo điên theo sự đảo điên của đất trời.

Ông vua già Trần Nghệ Tông say trong những mặc tưởng về quá khứ, thứ quá khứ mà ở đó nhà Trần còn thịnh, vua Trần thảy đều anh minh, thời của những chiến thắng lẫy lừng sử sách; ông ngà ngà trước viễn cảnh kẻ cận thần của ông – thế lực của người Quan Thái Sư ấy đang dần mạnh lên, hắn mưu mô gì, hắn suy tính chi, cho tới khi nào hắn lên tiếm ngôi? Ông mệt quá, ông già rồi mà vẫn phải uống rượu đời, vẫn phải say. Thuận Tông con ông, Duệ Tông em ông, những người ông nhường ngôi kia đứa thì trẻ nít, kẻ thì trọng dũng khinh mưu, làm sao lèo lái được con thuyền tàn tạ này qua cơn giông bão? Rồi nhà Trần sẽ đi về đâu? Continue reading

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

Tựa sách: Nỗi buồn chiến tranh

Tác giả: Bảo Ninh

Nhà xuất bản Văn học

.

~oOo~

.

.

Từ sau phát pháo lệnh Đổi Mới năm 1986, như được cởi trói chân tay, nền văn học Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ. Tập thơ Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách len lén mãi rồi cũng chính thức ra mắt bạn đọc cả nước, Chế Lan Viên cũng ngậm ngùi ra Di Cảo 1 và 2 “nhìn lại” cuộc đời mình. Các tác phẩm văn xuôi cũng sôi nổi thi nhau ra đời, trong đó có Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh (tên ban đầu là Thân Phận Của Tình Yêu). Với Nỗi Buồn Chiến Tranh, Bảo Ninh đoạt giải văn xuôi của Hội Nhà Văn năm 1991 cùng với các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Dương Hướng.

Cuốn sách này tôi tình cờ đọc được trong thư viện trường đại học ở Melbourne năm 2007 hay 2008 gì đó. Sách cũ, giấy đen hình như in vào những năm đầu thập niên 90, không biết là vị tiền bối đồng hương nào lại hiến tặng cho thư viện để lớp trẻ sau này có cơ hội đọc được. Sách tên là Nỗi Buồn Chiến Tranh chứ không phải Thân Phận Của Tình Yêu, vậy đây là đợt tái bản vào khoảng năm 1991 trở về sau. Lúc đó cái tên Bảo Ninh còn xa lạ, tôi cầm quyển sách đọc giải trí mà không trông chờ gì nhiều, có lẽ vì vậy nên bị cuốn hút càng mãnh liệt.
Continue reading

Mẫu thượng ngàn – Nguyễn Xuân Khánh

mẫu thượng ngàn

Tựa sách: Mẫu thượng ngàn

Tác giảNguyễn Xuân Khánh

Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2009

.

~oOo~

.

Vốn không phải là người có trí nhớ siêu phàm về lịch sử, tôi tìm đến các tiểu thuyết thể loại này như một cách để hiểu thêm về văn hóa, đặc biệt là văn hóa Việt Nam. Được đồng nghiệp, một người mê sách giới thiệu cuốn này, tôi đã mượn để đọc vì trước đó đã nghe cuốn Hồ Quý Ly  do tác giả viết được ca ngợi khá nhiều. Đọc xong tôi nhận thấy, Mẫu thượng ngàn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử không khô khan nhưng khó để lại nhiều cảm xúc sâu sắc.

Tác giả đã chọn thời kỳ Pháp thuộc ở Bắc Bộ trong thế kỷ XIX. Ông đã miêu tả khá kỹ những cuộc đổ bộ của Pháp, sự chống đối của nghĩa quân, bên cạnh đó là cuộc sống của người dân làng Cổ Đinh hay Kẻ Đinh. Từng nhân vật hiện lên như một bức tranh rất sống động, đặc biệt là phái nữ trong tác phẩm. Continue reading

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

.

Tựa sách : Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận tình yêu)

Tác giả : Bảo Ninh

Xuất bản lần đầu năm 1987.

.

~oOo~

.

Người ta khi nói đến chiến tranh thường dùng từ “đau“, hiếm ai dùng từ “buồn“. Từ “buồn” tạo cảm giác mềm mại quá, có gì đó yên ả quá, mà những thứ như vậy dường như không thuộc về địa hạt của một khái niệm dữ dội như “chiến tranh“. Có điều, cảm giác đau đớn rồi sẽ qua đi, thời gian sẽ chữa lành tất cả, chỉ nỗi buồn miên man thì sẽ còn lại mãi, song hành cùng ký ức, trở thành một phần của chính tâm hồn con người. Và đó chính là điều cốt lõi mà Bảo Ninh mang đến trong tác phẩm nổi tiếng – Nỗi buồn chiến tranh.

Đó là một quyển sách mỏng. Giấy vàng. Bản in năm 1991. Tôi đọc nó xong trong một ngày, cảm thấy có rất nhiều điều để nói trong quá trình đọc song khi đóng sách lại, trong tôi nổi lên nhất lại là một dòng cảm xúc man mác nhẹ nhàng khó dòng diễn tả. Continue reading