Author Archive

Cái cười của Thánh nhân – Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Tên sách: Cái cười của Thánh nhân

Biên soạn: Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Nhà xuất bản Trẻ

~oOo~

Trong những ngày xuân xa cách, mọi thứ đều xoay quanh cuộc sống thường nhật với trăm sự bề bộn của công việc và việc nhà. Nếu như có một thú thanh đạm nhè nhẹ, thư giãn mà không hề nông cạn thì có lẽ đọc những cuốn sách u mặc là lựa chọn hợp lý. U mặc, từ hai âm tiết khiến người ta dễ liên tưởng đến một từ Hán Việt, nhưng không, đó là phiên âm từ tiếng Pháp của từ “humour”. Tiếng cười sảng khoái của nhân loại được học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần biên soạn thành tuyển tập:”Cái cười của Thánh nhân”. Nhìn tên sách đã thấy rất vui rồi!

Cuốn sách được chia làm ba phần: phần đầu giới thiệu dòng văn u mặc với tinh thần của từng truyện, phần thứ hai là từng truyện cười kèm theo bình luận hoặc không, phần thứ ba là Tư tưởng u mặc qua những câu danh ngôn nổi tiếng ở cuối. Tôi đọc phần thứ hai trước, xem nội dung các truyện có gì hay, đọc xong rồi mới quay lại phần một xem văn u mặc thật chất là gì? “Cái cười của Thánh nhân” mà, những người viết có lối suy nghĩ sâu sắc, tinh tế, mỗi truyện lại thể hiện nét tính cách của tác giả về cuộc đời. Không chỉ là trào lộng hay châm biếm sâu cay, văn u mặc vượt lên tất cả những điều đó, có tình thương, có nét giễu cợt nhưng nhẹ nhàng, thấu đáo thay vì châm chích, đả kích thói hư tật xấu.

Continue reading

Tùng Vĩ Ba Tiêu, 938 bài cú – Trần Thiên Linh Thoại

Tên sách: Tùng Vĩ Ba Tiêu Matsuo Basho, 983 bài cú

Tác giả: thơ gốc Matsuo Basho; bình giải, chú thích: Trần Thiên Linh Thoại

Dịch giả: Trần Thiên Linh Thoại

Nhà xuất bản Thanh Niên

~oOo~

Tôi đã từng tìm kiếm quyển thơ này đến “đỏ mắt”. Không phải là người quá yêu thơ, nhưng thơ hài cú (haiku) ra hẳn thành sách thì không nhiều. Thêm vào đó, tôi biết đến sách lại qua một nhà thơ, người nhận xét rằng thơ haiku được dịch trong sách mang tính trau chuốt, sát nghĩa Hán tự và rất… thơ. May mắn sao, nhân duyên đã cho tôi tìm đến thơ của Matsuo Basho qua một lần hội sách tại thành cổ Thăng Long năm ngoái.

Continue reading

Cõi luân hồi – Thần Long

me-dien

Tên tác phẩm: Cõi luân hồi (Tiểu ngạ quỷ bên cầu  Nại Hà) trích từ tập truyện ngắn “Mẹ điên

Tác giả:  Thần Long

Dịch giả: Trang Hạ

Nhà xuất bản Văn học và Amun 2013

~oOo~

Tôi từng đọc chương đầu của “Cõi luân hồi” khi chị Trang Hạ viết blog, sau bẵng đi nhiều năm rồi cũng quên đi. Câu chuyện tưởng chừng như kết thúc mở khi đó không làm tôi suy nghĩ nhiều lắm nhưng đến khi một người bạn giới thiệu lại cuốn “Mẹ điên” tái bản, tôi mới chợt nhận ra, “Cõi luân hồi” không ngắn như tôi tưởng mà có tới mấy chương sau. Tính ra so với các truyện khác trong “Mẹ điên“, “Cõi luân hồi” là một truyện vừa có độ dài hơn hẳn các truyện ngắn còn lại.

Continue reading

Đồng Hồ Xương – David Mitchell

Tên sách: The Bone Clocks(Đồng Hồ Xương)

Tác giả: David Mitchell

Người dịch: Như Mai

Nhà xuất bản Trẻ

~oOo~

Đồng Hồ Xương”, cái tên cuốn sách khi dịch ra tiếng Việt cộng với độ dày của nó gợi lên trong tôi một sự tò mò nhất định. Tôi đã nghĩ, hẳn David Mitchell muốn gửi gắm một thông điệp gì đấy về thời gian hay về nhân chủng học nhưng tôi đã nhầm to!

Đồng hồ Xương” khá hấp dẫn theo motive tập hợp nhiều truyện vừa theo lời kể của nhiều nhân vật khác nhau, có nét rất giống với “Bản đồ Mây” (Cloud Atlas) nhưng mối liên hệ giữa các truyện tạo thành một bản hoàn chỉnh thì khác hẳn: ở “Bản đồ Mây” là thời gian, còn ở “Đồng hồ Xương” là nhân vật. Mỗi nhân vật là một cuộc đời, một câu chuyện khác nhau nhưng ai cũng có chút liên quan đến Holly Sykes từ thời thiếu nữ năm 1984 cho tới khi cô trở thành môt bà lão năm 2043. Cách viết này rất mạo hiểm vì không phải lúc nào cũng làm cho truyện cuốn hút, ngược lại, nó làm giảm sự tập trung của độc giả với nhân vật chính, với cốt truyện, thậm chí sẽ dễ biến truyện trở thành tạp nham nếu không phân rõ chính-phụ trong các nhân vật. Ở chương viết về nhân vật Ed Brubeck, quả là tôi có đôi chút khó chịu vì ngay trong nội dung từng phần có xen kẽ giữa thực tại và quá khứ của Ed tại chiến trường. Tuy nhiên, có lẽ lối viết này của David Mitchell đã trở thành đặc trưng sau “Bản đồ Mây” và cách xử lý từng trường đoạn của tác giả luôn có sự kết nối nhất định khiến cho bối cảnh chung không quá rời rạc. Trong từng câu chuyện, những nhân vật này thậm chí còn kết nối với các tác phẩm khác của David Mitchell nên với những độc giả quen thuộc thì có lẽ họ sẽ tìm thấy khá nhiều chi tiết được nhắc lại trong thế giới văn chương của ông.

Continue reading

Cloud Atlas – David Mitchell

Tác phẩm: Cloud Atlas

Tên dịch: Bản đồ Mây

Tác giả: David Mitchell

Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Trúc

Nhà xuất bản Trẻ

~oOo~

Biết đến Cloud Atlas đã lâu nhưng cho tới đầu năm nay tôi mới có dịp đọc sách. Tôi đã nghĩ rất nhiều, tại sao lại là Cloud Atlas mà không phải bất cứ điều gì khác? Phải chăng thuật ngữ “Cloud”-Đám mây trong lưu trữ thư mục trên mạng internet đã gợi cảm hứng cho tác giả? Có lẽ là như vậy, một tập hợp các dữ liệu về lịch sử theo tiến trình thời gian được diễn đạt theo ngôn ngữ văn học để trở thành tác phẩm. Theo nhận định của bản thân tôi, Cloud Atlas không hẳn là một cuốn tiểu thuyết, thậm chí nếu gọi đó là tuyển tập truyện vừa hay tuyển tập truyện dài thì cũng chẳng ngoa. Thêm nữa, các câu chuyện này được viết theo trình tự do tác giả thiết lập, vừa liền mạch nhưng cũng vừa ngắt quãng theo dòng thời gian tạo thành một tổ hợp thú vị.

Sáu câu chuyện trong sách đề cập tới nhiều địa điểm, nhiều thời gian khác nhau. Người đọc sẽ cùng phiêu lưu với các nhân vật trong tiến trình lịch sử, từ Thái Bình Dương của thế kỷ XIX cho tới lâu đài Zedelghem năm 1931 rồi chuyển hướng sang Mỹ năm 1975, sau đó trở lại nước Anh những năm cuối của thế kỷ XX. Không dừng lại ở đó, câu chuyện thứ năm vươn sang bán đảo Triều Tiên tại tương lai, trong thế kỷ XXIII và kéo sang cả thời kỳ Sụp Đổ, hậu vận của thời kỳ Văn Minh. Tưởng chừng số phận và những tình tiết của từng truyện không hề ăn nhập với nhau bởi các nhân vật hoàn toàn khác cùng những cá tính độc lập đặc trưng của thời đại, vậy mà sợi dây mỏng manh nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai vẫn đủ sức kết nối tất cả thành một thể hoàn chỉnh.

Continue reading

Tình Mẫu Đơn – Lisa See

24472

Tên tác phẩm: Tình Mẫu Đơn (Peony in love)

Tác giả: Lisa See

Người dịch: Lại Thu Trinh

Nhà xuất bản Phụ Nữ và Nhã Nam phát hành.

~oOo~

Vở kịch kể rằng, nàng Đỗ Lệ Nương vì tương tư chàng thư sinh nàng gặp trong mộng là Liễu Mộng Mai nên ốm nặng rồi qua đời. Mộng Mai sau này đi thi đã tìm gặp được Lệ Nương qua bức tranh và bài thơ nàng để lại, cảm tưởng như biết nàng đã lâu, tâm tình sâu nặng. Sau này, tình cảm của họ được đền đáp: Lệ Nương sống lại, Mộng Mai thi đỗ làm quan, đôi bên về ra mắt cha mẹ Lệ Nương. Vở kịch kết thúc viên mãn này mang tên Mẫu Đơn Đình của Thang Hiền Tổ sống tại thời Minh cuối thế kỷ XVI, đầu XVII, và Lisa See, nữ tác giả đương đại người Mỹ gốc Hoa đã lấy cảm hứng từ vở kịch của ông để viết tiếp câu chuyện về Tình Mẫu Đơn, một truyện tình buồn lấy bối cảnh của thế kỷ XVII.

Continue reading

Huyền thoại Porasitus – Thảo Dương

readingcafe LoP

Tên sách: Huyền thoại Porasitus

Tác giả: Thảo Dương

Nhà xuất bản Văn học và Lantabra 9/2014

~oOo~

“Huyền thoại Porasitus” do Thảo Dương viết đã xuất bản gần được hai năm, vậy mà giờ đây, khi cầm trên tay hai tập sách dày dặn, tôi vẫn ngỡ như ngày hôm qua. Đối với tôi, “Huyền thoại Porasitus” không chỉ đơn thuần là bộ sách kể về cuộc đời bi tráng của nàng công chúa vong quốc hay “Một vì sao bao trùm ba số mệnh” mà nó còn đánh dấu một mốc lớn về khoảng thời gian dài sáng tác.

Continue reading

Thiên thần nổi loạn – Anatole France

Thien-than-body-3073-1435714245

Tên sách: Thiên thần nổi loạn (La révolte des anges)

Tác giả: Anatole France

Dịch giả: Đoàn Phú Tứ

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Tao Đàn

~oOo~

Nếu nói về một quyển sách khiến cho tôi lựa chọn vì bìa sách thì chắc là Thiên thần nổi loạn không thể nằm ngoài danh sách được. Bìa không phải là quá đẹp nhưng làm cho tôi cực kỳ tò mò, bố cục lại chặt chẽ. Tác giả đoạt giải Nobel năm 1921, thêm nữa khi xem giới thiệu, tôi thấy ghi rõ, người dịch là ông Đoàn Phú Tứ. Thế là đủ làm tôi yên tâm về nội dung sách mà đem về.

Continue reading

Hà Nội cũ – Doãn Kế Thiện

1448439603_img300

Tên sách: Hà Nội cũ

Tác giả: Đoàn Kế Thiện

Nhà xuất bản Hà Nội và Nhã Nam

~oOo~

Chúng ta đang sống trong một thời đại về công nghệ thông tin, các thành thị phát triển cùng với những tòa nhà cao tầng và giao thông lập thể. Thật khó có thể hình dung ngày xưa các cụ sống ra sao, thiếu những vật dụng hiện đại thế nào. Ở Hà Nội nói riêng, nhắc đến Hà Nội cũ đa phần người ta sẽ nhớ tới sự hào hoa của Hà Nội đầu thế kỷ XX với những công trình do Pháp xây dựng. Thế nhưng, chỉ cần lùi thời gian lại thêm một chút, chúng ta sẽ có thêm những hình dung khác về nếp sống người xưa tại ngay Hà Nội thời nhà Nguyễn thông qua một cuốn sách rất xinh xắn: Hà Nội cũ của Doãn Kế Thiện.

Continue reading

Ông già và biển cả – Enest Hemingway

411pakPjvdL._SY344_BO1,204,203,200_

Tên tác phẩm: Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea)

Tác giả: Enest Hemingway

Biên dịch: Lê Huy Bắc và các cộng sự

Năm phát hành: 1999

Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông – Tây

~oOo~

Thật ra, tôi đã từng bỏ cuộc khi đọc cuốn sách lần đầu tiên lúc chưa tròn mười lăm tuổi.

Ấn tượng về Ông già và biển cả của lần đọc đầu tiên ấy sâu đậm đến mức nhiều lần tôi dọn sách mang ra định đọc và rồi lại cất đi vì ngại với câu chuyện tưởng chừng ngắn mà dài lê thê trong sách kia. Sau hơn mười lăm năm, khi tất cả mọi thứ trong cuộc sống của tôi xáo trộn và cần phải thiết lập lại từ đầu nhiều thứ kể cả chỗ ở, tôi mới có duyên với sách, một bản tiếng Việt có màu sắc bìa tương đối nhã nhặn và có thêm bình giảng cuối sách cho kẻ chưa hiểu như tôi-năm-mười-lăm-tuổi khi đó.

Continue reading