Archive for March, 2012

Truy tìm Dracula – Elizabeth Kostova

.

Tựa sách: Truy tìm Dracula – The Historian

Tác giả: Elizabeth Kostova

Dịch giả: Lê Trọng Nghĩa

Nhà xuất bản Văn học & Nhã Nam

.

~oOo~

.

Trong thời kì bận rộn căng thẳng này, bỗng có một khoảng thời gian lặng, tôi quyết định bốc một cuốn giải trí để thư giãn đầu óc. Thế là bốc ra đồng chí này.

Truy tìm Dracula (The Historian) chắc chắn là một cuốn sách mà các bạn yêu thích chủ đề ma cà rồng (vampire) nên tìm đọc. Tuy nhiên, chống chỉ định cho những ai chỉ ưa chuộng dạng ma cà rồng như kiểu trong Twilight Saga. Phông nền ở đây có màu đỏ thắm của máu chứ không phải của mưa tim tình yêu bay phấp phới. Cuốn sách hẳn là càng thêm thú vị nếu người đọc đã từng đọc qua kiệt tác Dracula của Bram Stoker. Nhân tiện thì Reading Cafe đã có review của Draculađây.

Nếu Truy tìm Dracula có 3/4 nội dung về ma cà rồng thì 1/4 còn lại là nói về tình yêu. Và tình yêu này, bên cạnh tình yêu gia đình, tình yêu nam nữ, tình thầy trò, hẵng còn một loại tình yêu vô cùng quan trọng, ấy là tình yêu sách, tình yêu tri thức. Có thể nói không ngoa rằng cái sự yêu sách quá mức của một trong các nhân vật chính đã hình thành nên cả tác phẩm. Continue reading

Bài giảng cuối cùng – Randy Pausch

.

Tựa sách: Bài giảng cuối cùng – The last lecture

Tác giả: Randy Pausch

Dịch giả: Vũ Duy Mẫn

Nhà xuất bản Trẻ

.

~oOo~

.

.

Sách quá nhiều nên trước khi định vào hiệu sách, tôi thường phải biết chắc mình sẽ mua cuốn nào, có thể là do ai giới thiệu hoặc do tình cờ đọc được điểm sách ở đâu đó… Vậy mà hôm trước, nhân có việc cùng vợ trên mạn Bờ Hồ, chúng tôi tiện thể ghé vào một nhà sách trên Đinh Lễ và tôi đã chọn được hai cuốn sách khá tốt. Một cuốn là “Những cây cầu ở quận Mandison”, do tôi đã từng xem phim (mà tôi đã viết về nó trong blog này); cuốn kia là “Bài giảng cuối cùng”, của tiến sĩ Randy Pausch, giáo sư đại học Carnegie Mellon và đại học Virginia, Hoa Kỳ.

Trước khi viết những dòng này, qua Google, tôi mới biết cuốn sách đã nổi như cồn trên các báo mạng và các diễn đàn của người đọc Việt từ tháng 10 năm 2009 (thời điểm NXB Trẻ nộp sách lưu chiểu), nghĩa là chưa đến 1 năm sau khi tác giả mất vì căn bệnh ung thư tụy (5-7-2008). “Bài giảng cuối cùng” này, như tác giả nói, là nỗ lực cuối cùng của ông với cuộc sống trước khi lên chiếc xe ôm mà người lái là tay Thần Chết đang cau có sục ga vì đợi lâu quá?
Continue reading

Nam hải dị nhân liệt truyện – Phan Kế Bính

Tựa sách: Nam hải dị nhân liệt truyện

Tác giả: Phan Kế Bính

Hiệu đính: Lê Văn Phúc

Nhà xuất bản trẻ và Nhà xuất bản Hồng Bàng tái bản năm 2011

~oOo~

Sách này có dự vào chương trình học thi tú tài

(Kim giang Lê Văn Phúc hiệu đính Décembre 1916)

Mấy chữ trên trong lời giới thiệu đầu sách làm người viết giật mình. Đã có thể được gọi là một “cậu tú” nhưng bản thân chỉ biết được lõm bõm một vài câu chuyện trong đấy, quả thực thấy thẹn với lời của cụ Phan Kế Bính:

Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình còn kém lắm dư?

Là một trong những nhà Nho đầu tiên có công dùng chữ quốc ngữ để nghiên cứu, dịch thuật, cụ Phan đã phần nào cho ta thấy diện mạo của những con chữ đầu thế kỉ XX với vẻ đẹp nguyên sơ của tiếng nói dân tộc dưới một lớp vỏ mới. Ngôn từ của tập sách (không tính phần kê cứu chép thêm của Lê Văn Phúc) chậm rãi, tuần tự như một lời kể giữa khuya với câu chữ gãy gọn, súc tích, cuốn độc giả đi vào một cuộc triễn lãm những bức phù điêu linh dị và bất tử. Để đạt được hiệu ứng đó, bên cạnh văn chương cứng cỏi, “Nam hải dị nhân liệt truyện” còn được đẽo gọt thành một cấu trúc chặt chẽ, khoa học và rất dễ theo dõi.
Continue reading