Bắt trẻ đồng xanh-J. D. Salinger

Tên tác phẩm: Bắt trẻ đồng xanh

Tên gốc: The Catcher in the Rye

Tác giả : J.D.Salinger

Dịch giả: Phùng Khánh


Được dịch và phát hành tại miền Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước, Bắt trẻ đồng xanh đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng một thế hệ chìm trong chiến tranh, nhất là ở những người trẻ tuổi. Đến nay, ấn phẩm này đã trở nên hiếm hoi và việc tái ngộ độc giả, nhất là đến với lớp trẻ mới ngày nay cho thấy sức sống vượt thời gian của một tác phẩm văn học.


Anh chàng 16 tuổi Holden Caulfield bị đuổi khỏi trường dự bị Pencey rồi lang bạt tại thành phố New York, qua tài năng sáng tạo của J.D.Salinger đã trở thành một trong những nhân vật thành công nhất của văn học hiện đại với những xáo trộn, điên rồ, nổi loạn và thậm chí thô tục… của tuổi mới lớn trước những vấn đề như tình dục, tâm linh – tôn giáo, như nỗi cô đơn trước cái xấu, cái giả dối, lố bịch… Đó cũng là những vấn đề muôn thuở mà người trưởng thành nào ít nhiều cũng đã phải trải qua.

Trái với nhng li ch trích cho rng đây là mt tác phm “tệ hại, ác đc, có th làm băng hoi tinh thn la tui v thành niên”, đến nay Bắt tr đng xanh vẫn được nhiu lp người tìm đc và đã bán hơn 65 triu bn, được đưa vào chương trình ging dy bậc trung học nhiu nước nói tiếng Anh, được dch ra hu hết các ngôn ng chính trên thế gii và tp chí Time chọn vào danh sách 100 tiu thuyết hay nht t năm 1923 đến nay.

Trên đây là một số thông tin về “Bắt trẻ đồng xanh”. Trên quan điểm cá nhân, nếu bạn là một người không quen với những tiếng chửi thề, bạn sẽ phải gấp sách ngay bởi cách viết văn 3 câu “bỏ m“, 4 câu “i tri” ca nó, nhưng càng đọc, càng đi sâu vào bên trong tác phẩm, nhân cách con người lại càng hiện ra rõ rệt. Thằng Holden đầu bò đầu bứu, khinh ghét hình như là tất cả nhân loại, thấy cái gì cũng bảo “bộ tịch bỏ mẹ” và cảm thấy gớm cuộc đời chết đi được lại có một thứ tình cảm đầy dịu dàng đối với cô em Phoebe. Gã đã từng hẹn một cô gái điếm lên phòng để rồi bảo rằng chỉ muốn trò chuyện.

Hình tượng tuổi thanh niên bốc đồng, nông nổi, đầy cá tính được khác họa một cách sâu sắc qua từng nhân vật. sự lạc lõng giữa giữa chính ngôi trường và xã hội, để rồi chỉ tồn tại một ước mơ giản dị mà đầy ý nghĩa: Leo lên một cái xe; chạy đến một nơi nào đó, không ai biết; rồi cứ thế sống nốt quãng đời còn lại, đuổi bắt những đứa trẻ chạy qua đồng xanh. Một ước mơ tràn đầy sự tự do và sức mạnh tuổi trẻ. Đọc và nhớ về một thời thanh niên bốc đồng, nông nổi, nhưng đẹp đến lạ kỳ. Đọc và bắt gp bản thân trong đó, mt cái tôi bt mãn, s hãi, nht trong chính chúng ta

Và để nói về tác phẩm một cách đúng đắn nhất, thì buộc phải thừa nhận rằng: Nó hay bỏ mẹ.

  1. Quyển này, nếu không thực sự hiểu được gì rất mau chán! Nhưng cảm được thì đúng là hay..

    -Fooleryn-

    • Thảo
    • September 11th, 2012

    Mình đồng ý với bạn Fooleryn rằng quyển này không thực sự hiểu thì mau chán “bỏ mẹ” ^^

    Thực ra mình nằm trong số những độc giả không thực sự hiểu hết được quyển sách này và khi mới đọc cũng thấy nó khá chán nhưng khi đọc các tác phẩm văn học có giá trị sâu sắc thì mình thường không muốn bỏ ngang nên đã đọc hết cả quyển.

    Có lẽ sau khi đọc xong mình vẫn không thể hiểu hết được tác phẩm hay nhân vật chính, điều sâu sắc nhất đọng lại với mình là nỗi cô đơn và chán chường nhiều khi mình thấy đến tuyệt vọng của cậu, cũng như cái cách Holden ghê tởm những sự giả dối, chán bỏ xừ cái điệu bộ giả vờ của cô bạn gái cũ và muốn làm những chuyện điên rồ nhất mà không một ai hiểu. Cậu cũng là một chúa “nói cuội” bởi nhiều lý do mà mình cảm thấy có lẽ cũng vì “cho cuộc sống thêm màu sắc”.

    Ở tầm của mình chắc khó mà cảm được hết cái hay của truyện nhưng ít nhất đọc nó đem đến những giá trị nhân văn và làm mình phải suy nghĩ chứ không như những tác phẩm chỉ mang tính giải trí đơn thuần, đọc xong là trôi tuột cả.

  2. Thực lòng mà nói, khi đọc những trang đầu, mình đã nghĩ, rốt cuộc mình mua cuốn này là vì cái gì? Đọc mấy chương đầu mà mình vẫn chẳng hiểu rốt cuộc thì nhân vật chính muốn nói cái gì và cái tựa thì có liên quan tới nội dung không?

    Sau khi đọc bài review này, có lẽ mình sẽ đọc lại từ đầu để nhận thấy cái hay của nó :) Cảm ơn!

Leave a comment